Cách nhận biết và xử lý nguồn nước nhiễm chì
Bạn và gia đình đang sử dụng nước bị nhiễm chì nhưng bạn không biết điều đó, vì vậy hôm nay bạn hãy cùng Lọc nước Tân Bình đi tìm hiều về nguồn nước nhiễm chì, nguyên nhân, cách nhận biết và xử lý.
1.Nước nhiễm chì là gì?
Nước nhiễm chì là nguồn nước có mức độ chì trong nước cao hơn mức an toàn theo mức cố định của bộ y tế. Giới hạn cho phép của hàm lượng chì trong nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT là 0,01mg/l.
nước nhiễm chì
2. Cách nhận biết nước nhiễm chì
Nước bị nhiễm chì khó có thể nhận biết bằng mắt thường nên thường phải đưa các mẫu nước đi thử nghiệm ở các phòng thí nghiệm để có kết quả. Tuy nhiên, có thể nhận biết khi đun nấu nước lên, có cặn lắng lại ở đáy ấm, xoong nồi.
3.Nguyên nhân làm cho nguồn nước nhiễm chì
Chì có thể vào nước uống khi các ống nước có chứa chì bị ăn mòn, đặc biệt là những nơi nước có độ axit cao hoặc hàm lượng khoáng chất thấp làm ăn mòn đường ống và vật dụng đựng nước.
Ăn mòn là sự hòa tan kim loại được tạo thành bởi một phản ứng hóa học giữa nước và đường ống nước. Các yếu tố liên quan đến mức độ chì trong nước là:
– Mức độ hao mòn của đường ống
– Thời gian mà nước tồn tại trong đường ống
– Tính hóa học của nước và lượng khoáng chất trong nước
– Lượng chì mà nước tiếp xúc
– Nhiệt độ của nước
– Lớp bảo vệ bao phủ bên trong các ống dẫn nước
4. Ảnh hưởng của nguồn nước nhiễm chì đến sức khỏe người sử dụng
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả cơ quan nội tạng trong cơ thể người. Ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh: hoạt động của các ngón tay, cổ tay hay mắt cá chân sẽ yếu đi.
+ Chì gây ảnh hưởng về sinh lý đối với cơ thể
+ Huyết áp tăng nhẹ, gây ra tình trạng thiếu máu
+ Nếu bị nhiễm chì liều cao có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến não, thận và thậm chí gây tử vong.
5. Phương pháp xử lý nguồn nước nhiễm chì
Theo như giới hạn của bộ y tế về hàm lượng chì trong nước ăn uống là 0,01mg/l. Bộ Y Tế không có giới hạn hàm lượng chì trong nguồn nước sinh hoạt, tuy nhiên nếu nguồn nước nhà mình bị nhiễm chì thì bạn nên tìm cách xử lý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
5.1. Đối với nguồn nước máy.
Mỗi năm, các nhà xử lý và cung cấp nước máy sinh hoạt đều báo cáo về chất lượng nguồn nước cho khách hàng. Bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp để nhận trực tiếp các bản báo cáo mới nhất. Bạn có thể kiểm tra theo các chỉ số quan trọng là:
+ Chất lượng đường ống dẫn nước của nhà máy nói chung và của gia đình bạn nói riêng có còn tốt không.
+ Mức nhiễm chì trong nước có cao hơn 15 ppb hay không, nếu có bạn báo cáo ngay cho quản lý của nhà máy xử lý nước đó để xử lý kịp thời
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thiết bị lọc nước máy, máy lọc nước để lọc chì khỏi nước và sử dụng sinh hoạt, cho nấu ăn, uống.
5.2. Đối vối nguồn nước giếng khoan
Đối với nguồn nước giếng, bạn nên mang mẫu nước đến các trung tâm để xét nghiệm hàm lượng chì trong nước.
Sử dụng hệ thống lọc nước phèn giếng khoan đầu nguồn: vệ sinh định kì, thay lõi lọc định kì để tăng hiệu quả lọc.
Thường xuyên kiểm tra các vòi nước, đường ống nước trong nhà.
Thảm khảo: Hệ thống lọc nước phèn sinh hoạt đầu nguồn
Kết luận:
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rỏ mức độ nguy hiểm khi sử dụng nguồn nước nhiễm chì. Vì vậy , bạn và gia đình nên trang bị cho mình một hệ thống lọc nước nhiễm chì để tổng sinh hoạt toàn nhà và máy lọc nước RO để nấu ăn, uống.
Tin tức liên quan
Cách nhận biết nguồn nước máy có bị ô nhiễm
Cách nhận biết nguồn nước máy có bị ô nhiễm, ta tiến hành kiểm tra một vòng các dụng cụ trong gia đình xem có hiện tượng bám cặn đen như những thiết bị sành sứ bồn cầu, bình nóng lạnh, nước có váng đen, bám
Màng lọc Ro bị thủng - cách nhận biết
Câu hỏi trên là của chị Hạnh, ở Đức huệ, Long An, Chị Hạnh cho biết chị đang sử dụng một máy lọc nước RO cho gia đình ăn uống, trong một lần tiến hành bảo trì máy các nhân viên thông báo màng RO đã bị thủng không còn khả năng lọc và cần được thay thế, tuy nhiên chị không biết làm cách nào để kiểm tra tình trạng của màng lọc thẩm thấu ngược RO có bị thủng hay chưa ?