Màng lọc Ro bị thủng - cách nhận biết

Câu hỏi trên là của chị Thúy củ chi, Chị Thúy cho biết chị đang sử dụng một máy lọc nước RO cho gia đình ăn uống, trong một lần tiến hành bảo trì máy các nhân viên thông báo màng RO đã bị thủng không còn khả năng lọc và cần được thay thế, tuy nhiên chị không biết làm cách nào để kiểm tra tình trạng của màng lọc thẩm thấu ngược RO có bị thủng hay chưa ?

Màng lọc Ro bị thủng - cách nhận biết

 

Chị đã gọi điện đến Công Ty TNHH TM Tân Bình nhờ giải đáp thắc mắc của mình. Màng lọc thẩm thấu ngược RO là màng lọc có khả năng tạo ra nước tính khiết với kích thước lổ màng rất nhỏ 0,1 nanomet chỉ có nước và một số ít chất khoáng là có thể lọt qua, các chất còn lại trong nước như muối khoáng, kim loại nặng, phèn, các chất hữu cơ và vi sinh vật không thể lọt qua và bị thải ra ngoài qua đường nước thải, nước sau khi lọc đã loại bỏ 99% các chất rắn hoà tan và vi khuẩn trong nước và được gọi là nước tinh khiết.

Khi màng lọc RO bị thủng màng sẽ mất đi chức năng lọc, nước trước và sau khi lọc không có gì thay đổi. Có 2 phương pháp để biết được màng lọc thẩm thấu ngược RO có bị thủng là đo lưu lượng nước sau khi lọc và dùng bút đo TDS đo hàm lượng khoáng trong nước.

Cách 1: đo lưu lượng nước sau khi lọc, phương pháp này khá đơn giản bạn chỉ cần một chai nước suối nữa lít và một chiếc điện thoại có chức năng bấm giờ. Những máy lọc nước gia đình thường có công suất từ 10 -20 lít/giờ, như vậy máy sẽ mất 3 phút để làm đầy bình nữa lít(đối với máy 10 lít/giờ) và mất 1,5 phút để làm đầy bình nữa lít (đối với máy 20 lít/giờ). Nếu lưu lượng nước sau khi lọc nằm trong khoảng thời gian trên ta có thể kết luận màng lọc RO vẫn còn trong tình trạng rất tốt, nếu lưu lượng lớn hơn rất nhiều chứng tỏ màng RO đã bị thủng. Lưu ý trước khi hứng nước vào bình bạn nên khoá van bình áp lại.

Cách 2: dùng bút đo TDS đo hàm lượng khoáng trong nước, phương pháp này cần bút đo TDS có chức năng đo hàm lượng khoáng trong nước. Chúng ta đo nước trước và sau khi lọc, nếu màng lọc RO chưa bị thủng hàm lượng khoáng trong nước trước và sau khi lọc có sự thay đổi rất nhiều, nếu màng RO bị thủng nước sẽ đi thẳng qua màng vì vậy hàm lượng khoáng trước và sau khi lọc không có sự chênh lệch.

Ví dụ: nếu chỉ số TDS nước đầu vào là 30 mg/lít nước sau khi lọc qua màng lọc RO chưa bị thủng giao động từ 1-5 mg/lít, nếu màng RO đã bị thủng thì nước sau khi lọc vẫn là 30 mg/lít.      

Hy vọng với những chia sẽ trên đã giúp chị Thúy nói riêng và các bạn khác nói chung có được phương pháp xác định tình trạng màng lọc thẩm thấu ngược RO có bị thủng (lủng) hay còn tốt.

Mọi chi tiết thắc mắc về máy lọc nước quý độc giả có thể liên hệ qua mail tanbinhxulynuoc@gmail.com hoặc gọi trực tiếp vào hotline 0934 087 100 để được tư vấn 

Biên tập bởi Ngọc Phùng