Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay

Ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề nhức nhối đối với các nước đang phát triển. Xã hội ngày càng đi lên thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Theo đó lượng chất thải càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết, kèm theo các thói quen xả thải không tập trung đã làm ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng.

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường nước trong vùng lãnh thổ.

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là các mạch nước ngầm, mặt nước bị nhiễm hóa chất độc hại, hoặc các chất lạ gây hại cho sức khỏe con người, thực vật hoặc động vật. Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất này xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., các chất này có thể bị hòa tan ngấm xuống mạch nước ngầm, hoặc lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. 

Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp.

con nguoi xa rac bua bai tren bai bien

con người xả rác bừa bãi trên bãi biển

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay.

1. Nguyên nhân do người dân.

Đầu tiên là do sự thiếu ý thức và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng mình xả rác rất ít, không đủ để ảnh hưởng đến môi trường và có người thu dọn rác. Một số người lại cho rằng, việc bảo vệ môi trường trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước. Một số khác lại cho rằng môi trường đã bị ô nhiễm, mình có làm gì cũng không ăn thua và ô nhiễm môi trường không ảnh hưởng tới mình.

Trên thực tế, việc xả rác bừa bãi vô ý thức rất nhỏ nhưng gộp lại nhiều người sẽ rất lớn, lâu dần rác thải sẽ nhiều lên, tích tụ trong môi trường. Gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt, cống rảnh gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa to hay thủy triều lên.

Ngoài ra, theo thống kê, có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng cao.

Việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của con người.

thuc trang o nhiem nguon nuoc tai viet nam hien nay

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam hiện nay 

2. Nguyên nhân từ các doanh nghiệp:

Sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp, xí nghiệp, xưởng sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường nước khá nghiêm trọng, là nguyên nhân hàng đầu.Do họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã xã rác, xã nước thải ra môi trường, góp phần gây ô nhiễm môi trường nước. 

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

thuc trang o nhiem moi truong nuoc tai viet nam hien nay

Thực Trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam hiện nay

Hậu quả của tình trạng ô nhiễm mội trường nước

Ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Ô nhiễm nước có thể không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, Việt Nam có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

Nguồn: internet

Biên tập bởi Ngọc Phùng