Nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt lớn nhất thế giới ở Israel
ình những hình ảnh đối lập giữa cái khô cằn, nóng bỏng của cát và xanh mướt của những cánh đồng của cùng một nơi. Ắc hẳn, chúng ta sẽ đặt ra nghi vấn. Nhưng điều này hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi tại đây có sự xuất hiện của nhà máy Sorek – nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới.
Quần thể nhà máy rộng 10 ha, nằm ở Sorek, miền tây Israel, cách Tel Aviv khoảng 15 km. Đây là khu vực giáp biển Địa Trung Hải.
Nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt lớn nhất thế giới ở Israel
Bài viết dưới đây xin gửi tới bạn đọc một số thông tin và quy trình công nghệ của nhà máy lọc nước biển nổi tiếng bậc nhất trên thế giới này.
Nhà máy Sorek do tập đoàn IDE Technologies xây dựng với chi phí 400 triệu USD, đã đi vào vận hành năm 2013. Được biết đến là nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới. Với công suất 600.000 m3 mỗi ngày, nhà máy đã mang đến sự sống mới cho Israel - vùng đất cằn cỗi với gần 60% diện tích là sa mạc và thường xuyên đối mặt với nguy cơ hạn hán, thiếu nước.
Sorek sử dụng công nghệ lọc là màng lọc RO
Tại đây, quá trình khử mặn nước biển thành nước ngọt gồm 4 giai đoạn như sau:
Nhà máy Sorek do tập đoàn IDE Technologies xây dựng với chi phí 400 triệu USD và đi vào vận hành vào năm 2013.
Quá trình biến nước biển thành nước uống được thực hiện qua 4 giai đoạn tại Sorek. Giai đoạn đầu tiên, nước biển hút từ biển được đưa vào bể chứa để lọc dầu, loại bỏ rác.
Mỗi ngày nhà máy Sorek hút 1,2 triệu m3 nước từ biển ở vị trí cách nhà máy khoảng 3 km, qua hai đường ống ngầm khổng lồ, có độ lớn tương tự như những đoạn đường ống trong ảnh.
Ở giai đoạn thứ hai, nước biển được đưa vào các bể lọc qua cát. Trong quá trình này, nước được cho thêm hóa chất để các phân tử nhỏ trôi nổi liên kết thành khối lớn hơn, khiến chúng bị tắc lại lớp cát lọc.
Cuối giai đoạn xử lý này nước được kiểm tra để xác định xem đã đủ sạch để đưa vào giai đoạn khử muối.
Giai đoạn khử muối được xem là xương sống của toàn bộ quá trình, khi nước chạy qua các màng lọc, nơi tách phân tử nước với phân tử muối.
Theo Felber, Cơ quan quản lý khử mặn thiết lập hệ thống theo dõi nước liên tục qua mạng. Hệ thống tự động lấy mẫu và phân tích từng mẻ nước đã được lọc, trước khi đưa nước hòa vào hệ thống cung cấp quốc gia.
Tuy nhiên, nước ngọt đi ra từ quá trình lọc RO này chỉ gồm những phân tử nước “quá sạch” và không tối cho sức khỏe. Nên để hòa trộn vào nguồn nước uống quốc gia, nhà máy này đã phải hòa thêm khoáng vào nước sau khi lọc. Sản phẩm cuối cùng của nhà máy là nước tương đương như nước khoáng.
Với dây chuyền công nghệ này, nhà máy Sorek đã đáp ứng 20% tổng nước sinh hoạt cho Isarel. Khắc phục được tình trạng khan hiếm nước vốn có của vùng đất khô cằn này.
Tin tức liên quan
Nguyên nhân và phương pháp xử lý nước nhiễm mặn
Hiện trạng nước nhiễm mặn hiện nay ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến công việc và đời sống của nhiều người dân. Vậy nước nhiễm mặn là gì? tại sao nước lại nhiễm mặn?cách xử lý như thế nào? Hãy cùng lọc nước Tân Bình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cách lọc nước mặn đơn giản hiệu quả nhất
Hiện nay, khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa khô, mùa hạn hán, sự xâm nhập mặn. Để hổ trợ người dân, Công ty Tân Bình xin đưa ra cách lọc nước mặn đơn giản hiệu quả, người dân có thể tự lắp đặt tại nhà để sử dụng khi cần thiết.